Thương hiệu
vượt trội
Chất lượng dịch vụ tối ưu
Chứng chỉ
chất lượng

Tiến công trên mặt trận kinh tế

Chúng ta vừa bước vào nửa còn lại của năm 2020 với hành trang khiêm tốn nhưng lạc quan, tăng trưởng kinh tế 1,81% trong 6 tháng đầu năm. Sau thành công của kiểm soát dịch Covid 19, giờ đây phát triển kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu “ Phải tấn công mạnh mẽ để phát triển kinh tế phục hồi tăng trưởng để đáp ứng các nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Vậy cần những giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng phục hồi phát triển kinh tế là câu hỏi đang được đặt ra.

Sáng ngày 4/7, Chủ tịch Mẫn Ngọc Anh đã tham dự chương trình Sự kiện và bình luận của Đài truyền hình Việt Nam cùng khách mời Ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế. Tại chương trình, hai khách mời đã đưa ra những ý kiến và phân tích về những nỗ lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 6 tháng đầu năm, cách các doanh nghiệp trẻ vượt qua những khó khăn trong thời Covid 19, những đánh giá của sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, những vấn đề liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.



                                            Chủ tịch Hanaka Group - Mẫn Ngọc Anh phát biểu trên VTV1

Trả lời tại chương trình, ông Mẫn Ngọc Anh cho biết các doanh nhân trẻ đều có sự liên kết với nhau chặt chẽ trong việc cắt giảm chi phí cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nhau, hỗ trợ cho nhau về những công nghệ, giải pháp để làm cách nào giữ vững nền kinh tế, sản xuất kinh doanh luôn liên tục và người lao động có công ăn việc làm ổn định.

“ Chúng tôi đánh giá rằng trong lịch sử thế giới cũng như Việt Nam, Covid 19 là trận đại dịch vô cùng khủng khiếp nhưng Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã làm rất tốt trong việc ngăn chặn phòng chống dịch bệnh. Trên Thế giới, những nước phát triển như Mĩ, Trung Quốc, ... là những nước đang phải hấng chịu những thảm họa của đại dịch với số lượng người chết và mắc bệnh rất nhiều nhưng ở Việt Nam con số đó gần như rất nhỏ và số lượng người chết không có. Đây là thành công bước đầu giúp tạo niềm tin cho thế giới cũng như các doanh nghiệp trong vấn đề môi trường đầu tư ở Việt Nam. Cũng giống như Thủ tướng Chính phủ đã từng nói, Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, một đất nước hòa bình , một đất nước thịnh vượng , một đất nước là điểm đến đáng sống cho các nhà đầu tư. Điều đó chính là cơ hội mở ra cho các doanh nhân trẻ của Việt Nam có thể trở thành những công ty sản xuất phụ trợ cho những tập đoàn lớn của Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... khi dịch chuyển khỏi Trung Quốc”.

Cũng theo ông, sự vào cuộc của hệ thống chính trị đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt , mạnh mẽ để giúp khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đó chính là động lực rất lớn cho tất cả doanh nghiệp đặc biệt là doanh nhân khối tư nhân.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, Ông Cấn Văn Lực cho rằng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương đang gặp những bất cập. Ông cho biết sự phối hợp của các cơ quan sở ban ngành ở một số địa phương chưa được tốt. Ví như hội đồng nhân dân họp theo định kì và nhiều khi là theo định kì là 3 tháng nên nhiều khi là không giải quyết được các dự án đầu tư dẫn đến các dự án bị chậm đến 2 -3 tháng. Và theo Ông Mẫn Ngọc anh thì vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đang bị lòng vòng từ các huyện, sở, ban ngành sau đó lại xin ý kiến Trung ương xong lại chờ nên mất rất nhiều thời gian trong khi đó thời gian của chúng ta không có nhiều.

Về những chủ trương và ngân hàng nhà nước ban hành, ông Mẫn Ngọc Anh chia sẻ “ Những chủ trương mà chính phủ ngân hàng nhà nước đưa ra thì hết sức xác đáng. Ví dụ như hỗ trợ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp ở mức từ 2-4%, trên thực tế thì các doanh nghiệp chỉ nhận tới khoảng 0.5 tối đa đến 1%. Tập đoàn Hanaka đang vay ở mức 9% thì chỉ đc giảm 0.5% xuống còn 8.5% hoặc vay những ngân hàng cổ phần thương mại thì 14.5% và đc giảm xuống 1% còn 13.5% . Đặc biệt là tái cơ cấu đối với lĩnh vực các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thì rất là khó khăn trong việc tái cơ cấu gia hạn nợ cơ cấu nợ hoặc là hỗ trợ doanh nghiệp để làm thế nào trong đại dịch Covid 19 và chuyển nhượng bán hàng khó khăn thu hồi vốn. Chúng tôi nhận thấy vấn đề bất cập là trong tình hình này thì như thủ tướng đưa ra đó là vấn đề phải đầu tư về vấn đề tiêu dùng để xuất khẩu, muốn đầu tư tốt, muốn có nhiều sản phẩm để xuất khẩu, muốn có nhiều sản phẩm để tiêu dùng thì buộc chính sách tài khóa phải thoáng để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ví dụ như bất động sản tiêu dùng thì có thể hỗ trợ doanh nghiệp cho các người dân để có thể mua tiêu dùng, như bất động sản công nghiệp tạo ra những trung tâm sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, những mặt hàng phụ trợ cho các khu công nghiệp FDI thì phải hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho người dân được vay vốn mặc dù các doanh nghiệp có tài sản nhưng lại bảo đất 50 năm thì không có chính sách để thế chấp và điều kiện tiếp cận với nguồn vốn của các doanh nghiệp , hộ gia đình rất là khó khăn trong việc tham gia đầu tư mở rộng sản xuất , đầu tư dây chuyền hoặc thuê đất côn nghiệp để sản xuất đang rất là khó khăn”.

Ông cũng bày tỏ niềm hạnh phúc và sung sướng bởi sự quyết tâm cao của người đứng đầu chính phủ về vấn đề thúc đẩy giải ngân và vấn đề tăng cường kinh tế để tạo niềm tin cho nhân dân trong 6 tháng cuối năm.